Nên lựa chọn giao dịch theo Phân tích cơ bản hay Phân tích kỹ thuật?

Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất và thanh khoản cao nhất trên thế giới. Điều đó đồng nghĩa với sự tiềm năng của thị trường này cũng rất lớn. Nhưng để có thể khai thác nó một cách tốt nhất phải có kế hoạch và chiến lược giao dịch giao dịch mới có thể chinh phục được thị trường này. Trước khi bắt đầu “đánh trận” trên thị trường, liệu rằng bạn đã lựa chọn và quyết định đi theo trường phái giao dịch nào chưa? Và trong 3 loại phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và phân tích tâm lý thì lựa chọn nào sẽ là tốt nhất.

Trước tiên, để có thể ra quyết định nên giao dịch theo loại phân tích gì thì hãy tìm hiểu từng loại phương pháp giao dịch nhé!

1. Định nghĩa về Phân tích cơ bản và Phân tích Kỹ thuật

– Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) là phương pháp đo lường giá trị dựa trên tất cả dữ liệu có sẵn bao gồm sự phát triển của nền kinh tế, chỉ số GDP, tình hình địa chính trị và nhiều yếu tố khác của một nền kinh tế. Việc phân tích sẽ giúp nhà đầu tư có thể xác định giá trị tương đối của thị trường và đưa ra quyết định. Phân tích cơ bản tập trung vào các yếu tố vĩ mô trong khi phân tích kỹ thuật chỉ quan tâm nhiều đến phân tích giá trong lịch sử.

Ví dụ, khi phân tích các nhà phân tích cơ bản nhận thấy nền kinh tế Anh đang tăng trưởng tích cực còn kinh thế Mỹ thì ngược lại. Điều đó có nghĩa là đồng GBP có khả năng mạnh lên, đồng USD yếu đi, từ đó các nhà giao dịch có thể quyết định mua vào cặp GBP/USD.

– Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là phương pháp dự báo xu hướng thị trường dựa vào phân tích biểu đồ, biến động giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ. Phân tích kỹ thuật sẽ dựa vào chính yếu các chỉ báo để có thể dự đoán xu hướng trong tương lai và đưa ra quyết định mua (Buy) và bán (Sell).

2. Sự khác nhau cơ bản của 2 loại phân tích

 

Tiêu chí xem xét Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuật
Cách phân tích Dữ liệu kinh tế, kinh tế vĩ mô Dựa vào phân tích biểu đồ
Dữ liệu Chỉ số tăng trưởng kinh tế, GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất và các chỉ số khác của nền kinh tế Biểu đồ, mô hình nến, các chỉ báo hỗ trợ
Thời gian Trung hạn và dài hạn Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Kỹ năng cần thiết Nắm bắt tin tức nhanh

Khả năng phân tích các chỉ số của nền kinh tế và thống kê số liệu

Kỹ thuật phân tích biểu đồ

Sử dụng tốt các chỉ báo

 

3. Vậy nên lựa chọn theo loại phân tích nào?

Trước khi lựa chọn thì bạn nên đọc đôi nét về George Soros – được biết đến như “Người đàn ông đã làm phá sản Ngân hàng Anh ” vì lệnh bán khống 10 tỷ USD tính bằng pound sterling, khiến ông có lợi nhuận là 1 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng tiền tệ thứ tư năm 1992 của Anh.

George Soros cũng chính là một nhà đầu tư xuất sắc trong lịch sử tài chính và là nhà đầu tư quỹ thành công. Vậy bạn có biết để đạt được sự thành công như vậy, ông đã dựa vào phân tích kỹ thuật hay các yếu tố vĩ mô của phân tích cơ bản?

Để được mệnh danh là nhà giao dịch thành công nhất thế giới, chiến lược đầu tư của ông được dựa trên sự kết hợp của phân tích cơ bản và cả phân tích kỹ thuật.

Ở mỗi lựa chọn giao dịch theo phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì thế, việc tận dụng từng lợi thế của mỗi loại phương pháp và kết hợp nó để đưa ra quyết định đầu tư là lựa chọn tối ưu nhất. Việc dựa trên phân tích sâu sắc về các yếu tố kinh tế và thị trường sẽ giúp bạn có cái nhìn vĩ mô về thị trường, khi kết hợp cùng việc sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn xác định xu hướng thị trường một cách chuẩn xác nhất.

Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản về việc lựa chọn nên giao dịch theo loại phân tích nào. Để đi sâu hơn về phân tích chi tiết và trang bị thêm nhiều kiến thức đầu tư giao dịch, bạn có thể tham gia Phòng Nâng Cao Tiếng Việt của XM được phát sóng liên tục từ 15:00-21:00 mỗi ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Tại Phòng học của XM, bạn sẽ được các giảng viên của XM hướng dẫn chi tiết ngay cả khi bạn chưa biết gì về đầu tư.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và chúc các bạn có bàn giao dịch thắng lợi!

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch tài chính có mức độ rủi ro cao đối với vốn của bạn và bạn chỉ nên giao dịch với số tiền mà bạn có thể mất. Giao dịch tài chính có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan và tìm kiếm lời khuyên độc lập nếu cần. Tất cả các tài liệu trên trang CSGVN.COM của chúng tôi chỉ nhằm các mục đích tổng hợp tài liệu/cung cấp thông tin và không bao gồm cũng không được coi là bao gồm các tư vấn tài chính, đầu tư, giao dịch, khuyến nghị giao dịch, một lời chào mời, hoặc là một sự xúi giục giao dịch các sản phẩm tài chính.

Tham gia cộng đồng của CSG Group
   

→Hướng dẫn mở một tài khoản XM

→Hướng dẫn mở thêm tài khoản giao dịch hoặc chuyển đổi tài khoản thuộc CSGVN