“Có nhiều người nhầm lẫn rằng Blockchain là công nghệ duy nhất trong Bitcoin, tuy nhiên Bitcoin được tạo nên bằng cách sử dụng một chuỗi các công nghệ mật mã khác kết hợp với Blokchain” 

Blockchain là gì?

Ngày nay, đã có rất nhiều thuật ngữ và khái niệm được ra đời, cũng đã có không ít các khái niệm được đặt ra dành cho Blockchain. Tuy nhiên, Blockchain thực chất chỉ là một hình thức lưu trữ cơ sở dữ liệu, hồ sơ về các giao dịch và giá trị.

“Chỉ là một loại hình lưu trữ dữ liệu?”, “Mình có nên thay thế cái USB bằng Blockchain không?”, “Thứ đang khuấy đảo và được gọi là core-value của thế kỷ 21 vận hành như một cái đĩa CD?”

Đúng thế, bạn không “lầm” đâu!

Chúng ta thường tô vẽ cho những khái niệm hoa mỹ và đầy tính tượng trưng để rồi thực tế phải ngơ ngác trước khái niệm thực sự của Blockchain. 

Blockchain vốn dĩ không khác gì một cái đĩa CD hay cái ổ cứng bạn dành ra 500,000 VND để mua trên Shopee mỗi dịp Sale sập sàn hay một cái cloud nào đấy mà Vật vờ Studio review cho bạn mỗi tối Thứ 6.

Nhưng trong thực tế, bạn có thể vô tình cầm nhầm cái đĩa CD hoặc USB của ai đó và trục lợi trên dữ liệu của họ hoặc bạn có thể bán đi chiếc điện thoại của mình mà vô tình chưa log-out khỏi iCloud hay bạn vô tình đi in tài liệu mà để quên tài khoản Google Drive của mình ở cửa hàng Photocopy để rồi những dữ liệu ấy có thể bị thay đổi hoặc biến mất bất kỳ lúc nào. Và thật tình cờ, điều đó không thể xảy ra với Blockchain.

Khi niềm tin lung lay trong sự sợ hãi!

Với mô hình hoạt động truyền thống như hiện tại, Satoshi Nakamoto đã nói rằng Chúng ta đang chung sống trong một thế giới lấy niềm tin là chủ đạo.

Nghe thật phản Khoa Học đúng không? Nhưng tôi sẽ chỉ rõ cho bạn thấy những luận điểm trên không hề vô lý như thế nào nhé.

Ở thời điểm hiện tại, mọi giao dịch của chúng ta đều được thực hiện dưới dạng trao đổi ngang giá giữa một thứ được gọi là tiền tệ và hàng hóa. Câu chuyện sẽ không là vấn đề gì thực sự to lớn nếu như tôi cầm tờ 100,000 VND vào một cửa hàng Circle K và thanh toán cho một món hàng mà tôi yêu thích, vì đơn giản chúng ta đều đang tin rằng tờ giấy được in ra theo có hình vẽ và ghi số 100,000 VND có giá trị và người cầm nó có thể tiếp tục tái sử dụng với giá trị đó ở các cửa hàng khác hoặc dùng để trao đổi cho các hàng hóa khác. 

Hãy thử tưởng tượng rằng bạn đang là chủ của một cửa hàng, nếu tôi đưa bạn một tờ giấy với dòng chữ “Tôi nợ bạn 100,000 VND” và đính kèm chữ ký của chính mình đồng thời nhắn nhủ rằng bạn có thể cầm tờ giấy đó đi đến những cửa hàng khác và mua những vật phẩm ở những cửa hàng khác. Bạn có tin không?

Câu trả lời chắc chắn là Không

Đó là những gì mà chúng ta đang thực hiện hằng ngày với tiền tệ pháp định. Tờ tiền giấy đấy thực chất chỉ là một tờ giấy “Tôi nợ bạn 100,000 VND” kèm theo sự xác nhận từ Chính Phủ và Ngân hàng Trung Ương. Cả người bán lẫn người mua đều tin tưởng rằng nó được chấp thuận ở tất cả các cửa hàng trên quốc gia sở tại, chính vì thế câu chuyện về lòng tin này đã tạo ra lưu thông trong nền kinh tế của tiền tệ với cái tên hoa mỹ hơn được gọi là “Dòng tiền”.

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là Liệu có hay không câu chuyện về lòng tin đối với Chính phủ và Ngân hàng Trung Ương?

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ ngược dòng lịch sử quay lại thời điểm 2008, thời kỳ khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu.

Ảnh hưởng từ việc cho vay thế chấp dưới giá trị của Hoa Kỳ trong lĩnh vực Bất động sản đã dẫn đến tình trạng quả bóng tài chính “nợ thế chấp” ngày càng phình to, và khi Nợ phải trả đã lớn hơn rất nhiều so với Thu nhập thực, những quân Domino đầu tiên đã ngã kéo theo việc mất thanh khoản hàng loạt tại các Ngân Hàng lớn của Hoa Kỳ. 

Là đồng minh của Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu cũng ngấm đòn và tạo nên sự khủng hoảng về sản xuất và tài chính. Với vị thế là 2 khu vực lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia Đông Á và Trung Quốc, sự sụp đổ của cả EU và Hoa Kỳ đã tạo nên thặng dưng về sản phẩm tồn kho cực lớn đối với thị trường sản xuất lớn này. Giá trị tiền pháp định lao dốc, điển hình là Hàn Quốc đã phải cầu cứu IMF bằng những gói cứu trợ để ngăn chặn đà suy giảm hơn 40% của đồng Won. Mô hình đa cấp Ponzi phát triển nhằm tạo nên vết đạp sâu hơn dành cho cơn khủng hoảng. FED đã phải chi hơn 700 tỉ USD để mua lại các nợ xấu từ Ngân hàng và thị trường tài chính tại phố Wall đã tạo nên màu đỏ đẫm máu với hơn 2000đ mất đi chỉ trong vòng 5 tháng của Dow Jones.

Sự sụp đổ của các nền tài chính lớn trên thế giới đã chỉ rõ ra những điểm yếu trong việc kiểm định dữ liệu và liên kết giữa các ngân hàng lớn với nhau, Chính phủ đã không thể kiểm soát được việc các Ngân hàng sụp đổ nhanh chóng về dòng tiền, …

Vậy liệu một ngày nào đó, trong chúng ta, liệu sẽ như thế nào nếu tài sản của chính mình bị biến mất vào một ngày đẹp trời từ chính lòng tin của chúng ta vào bên thứ ba? Hay liệu có an tâm hay không khi nếu sống ở một quốc gia nào đó như Myanmar, chế độ quân phiệt sẽ theo dõi và sẵn sàng bắt giam bạn chỉ vì nghi ngờ bạn qua một số giao dịch? Việc chia sẻ dữ liệu và thao túng dữ liệu có thể rạch ròi được hay không? ….

Chính vào thời điểm đấy, Satoshi Nakamoto đã xuất hiện vào đúng điểm rơi của lịch sử, người ta chẳng thể biết rõ liệu đó là cá nhân hay tổ chức, là nam hay nữ hay là người ngoài hành tinh, người xuyên không,… và bằng một cách bí ẩn nào đó, sản phẩm đầu tiên được ra đời dưới hình thức Blockchain được mang tên Bitcoin.org – nền tảng giao dịch Bitcoin đầu tiên trên thế giới.

Blockchain và Bitcoin hoạt động như thế nào?

Với những rủi ro và điểm rơi lịch sử vào năm 2008 về niềm tin vào hệ thống dữ liệu tập trung. Blockchain ra đời với hình thức là một dạng cơ sở dữ liệu chuỗi, được liên kết lại với nhau; mỗi định dạng về giá trị trong chuỗi được gọi là khối.

Hiểu một cách nôm na, Blockchain giống như việc những đoàn người đang nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn, mỗi người sẽ tượng trưng cho một khối.

Để dễ dàng hình dung hơn về cách hoạt động của Blockchain, ta sẽ lấy ví dụ về việc mượn sách tại thư viện.

Đối với mô hình truyền thống, chúng ta sẽ đến thư viện để tìm hiểu một cuốn sách và đến quầy lễ tân để thực hiện thủ tục mượn sách. Lễ tân sẽ ghi nhận lại việc mượn sách của chúng ta và kiểm tra tình trạng của cuốn sách đó như thế nào, có sẵn sàng để chúng ta mượn hay không? Sau đó sẽ thông báo cho chúng ta về việc có thể mượn sách hay không. Dĩ nhiên sẽ thật tuyệt và hay ho nếu như chính chúng ta có thể tự truy cập vào hệ thống thông tin và tự tìm hiểu xem liệu có thể mượn được cuốn sách đó hay không? Hay đơn giản hơn là biết được cuốn sách đó do ai đang mượn và chúng ta có thể liên lạc để mượn được từ người đó trong trường hợp sách ở thư viện hết hay không?

Và để giải quyết vấn đề đó, Blockchain được sinh ra với cơ chế phi tập trung và dễ dàng truy cập thông tin dữ liệu. Hãy hình dung rằng, Blockchain lúc này chính là một thư viện mở, không có lễ tân nào ở đây cả. Chúng ta có thể thoải mái truy cập vào thư viện này và tìm hiểu xem quyển sách mà chúng ta cần tìm đang ở đâu, ai đang giữ chúng hoặc chí ít là có thể tương tác và trao đổi với người đang giữ sách để có thể mượn lại sách từ người này. Việc truy cập và mượn lại sách từ người khác của bạn sẽ được ghi nhận tại thư viện này trên cơ sở dữ liệu và tất cả những người đang truy cập vào hệ thống này đều có thể xem qua.

Phi tập trung, không thể thay đổi dữ liệu, cơ sở bảo đảm bảo mật gần như tuyệt đối là những gì mà Blockchain đã dần thuyết phục các tín độ đam mê chuyển đổi công nghệ.

Vậy còn Bitcoin, Bitcoin là gì và nó hoạt động như thế nào?

Bitcoin lần đầu ra mắt vào năm 2008, được người sáng lập giới thiệu với công chúng thông qua các trang báo truyền thống với đường dẫn lúc bấy giờ là Bitcoin.org; và người cha đẻ của Bitcoin không ai khác chính là nhân vật bí ẩn – Satoshi Nakamoto.

Với những sự kiện sụp đổ dây chuyền và liên tiếp của các Ngân Hàng, giá vàng tăng vọt trong cơn khủng hoảng. Người ta lúc này đây vấy lên nghi ngại về việc liệu sẽ có thể có một công cụ trao đổi hay thậm chí là một tài sản mà giữa các thể chế, tổ chức chính phủ hay cá nhân có thể chuyển đổi với nhau một cách cực kỳ nhanh chóng xuyên quốc gia/ lục địa mà không cần thông qua những Ngân hàng truyền thống hoặc cách Chuyển phát thông thường?

Trên khắp các mặt báo của tờ New York Times lúc bấy giờ, Satoshi Nakamoto liên tục đưa ra những chỉ dẫn và ám chỉ về loại tài sản mới này, nó được gọi là vàng công nghệ, là nền tảng mà bất cứ xu hướng phát triển công nghệ nào trong tương lai của 100 năm tới đây sẽ phải học hỏi mang tên Bitcoin.

Tương tự như vàng – kim loại quý hiếm nằm sâu trong lòng đất. Bitcoin cũng bị ẩn đi và được giấu bởi những thuật toán và phương trình, để có thể có được Bitcoin, người ta sẽ phải “đào” bằng cách giải những thuật toán, phương trình đó để “xác thực” giao dịch và nhận lại một số lượng Bitcoin ngẫu nhiên. Từ đó, thuật ngữ Đào Bitcoin ra đời.

Hoạt động dựa trên nguyên lý phi tập trung của Blockchain, hệ thống các máy tính của người dùng cho việc Đào Bitcoin được gọi là các Máy đào. Các máy đào sẽ liên kết với nhau tạo thành một chuỗi hệ thống liên kết vào mạng lưới của Bitcoin trên khắp thế giới. Nhờ vào chuỗi nguyên lý này, Bitcoin trở thành tài sản đầu tiên có thể dùng để chuyển đi giữa các quốc gia hoặc châu lục trong vòng vài phút mà không cần sự tham gia của bên vận chuyển nào hay Ngân hàng sở tại.

Vậy sẽ như thế nào nếu như một người nào đó làm giả Bitcoin hay Satoshi có thể tạo ra thật nhiều Bitcoin cho mình được hay không?

Dựa trên cơ chế hoạt động của Bitcoin, việc làm giả Bitcoin là một điều hoàn toàn không thể xảy ra được. Như đã nói, các khối trong liên kết chuỗi của Bitcoin được tạo ra thông qua việc giải “phương trình” và “thuật toán”, mức độ này sẽ ngày càng tăng độ khó từ khối đầu tiên trở đi, điều này đồng nghĩa với việc dù bạn có thể giải được bài toán ở khối n thì không có nghĩa bạn sẽ giải được bài toán ở khối n+1 .

Ngoài ra, các khối của Bitcoin sẽ được mã hóa và định danh dựa trên khối trước đó. Đồng thời xuyên suốt cứ mỗi 30 phút theo giờ UTC, các mã định danh này sẽ thay đổi một lần nhưng không ảnh hưởng đến “phương trình” và “thuật toán” giải Block. 

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu như một khối bị thay đổi thì tất cả các khối còn lại đều sẽ bị thay đổi theo, và nếu như các máy đào đang liên kết với mạng lưới Bitcoin không đồng ý sự thay đổi này, thì việc thao túng dữ liệu hay điều chỉnh thông tin, hack Bitcoin cũng sẽ không xảy ra.

(Nếu là tôi, tôi cũng không đồng ý. Ai đời đang đi giải toán dựa trên Block trước đó thì đâu ra một thằng ất ơ nhảy vào điều chỉnh làm mất đi trình tự giải toán của tôi thì sao tôi đào được. Và vì cơ chế bảo mật này, nên nếu như họ có thể lần ra được bạn là ai trong lúc bạn cố ý chỉnh sửa thì bạn tin tôi đi, lúc đó không chỉ người đánh bạn đâu mà máy đào nó cũng muốn “giã” bạn luôn nên đừng cố gắng thử nhé)

Sự phát triển về giá trị của Bitcoin nói riêng và Blockchain nói chung đã tạo nên cơn sốt chưa từng có trong vòng 10 năm qua. Đã có hơn 10,000 đồng tiền kỹ thuật số ra đời, hơn 30 nền tảng hoạt động dựa trên nguyên lý Blockchain và cơ chế bảo mật của Bitcoin được hình thành.

Mến mời các bạn hãy cùng nhau chờ đón kỳ sau của bài viết để chúng ta có thể tiếp tục đào sâu chủ đề này nhé.

Hẹn gặp lại các bạn vào bài viết tiếp theo để cùng tìm hiểu nhiều hơn về các dấu điểm lịch sử của Bitcoin trong xã hội và sự phát triển nền tảng Ethereum – kẻ thách thức thời đại.

Chúc các bạn ngày làm việc hiệu quả và vui vẻ!

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch tài chính có mức độ rủi ro cao đối với vốn của bạn và bạn chỉ nên giao dịch với số tiền mà bạn có thể mất. Giao dịch tài chính có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan và tìm kiếm lời khuyên độc lập nếu cần. Tất cả các tài liệu trên trang CSGVN.COM của chúng tôi chỉ nhằm các mục đích tổng hợp tài liệu/cung cấp thông tin và không bao gồm cũng không được coi là bao gồm các tư vấn tài chính, đầu tư, giao dịch, khuyến nghị giao dịch, một lời chào mời, hoặc là một sự xúi giục giao dịch các sản phẩm tài chính.

Tham gia cộng đồng của CSG Group
   

→Hướng dẫn mở một tài khoản XM

→Hướng dẫn mở thêm tài khoản giao dịch hoặc chuyển đổi tài khoản thuộc CSGVN