Thị trường tài chính tháng 7

Bài phân tích được viết bởi XM Việt Nam

Thị trường đang nóng dần lên trong tháng 7 với những dự báo về Chính sách tiền tệ của Fed. Cả thế giới đang chờ xem Fed sẽ tăng tiếp lãi suất hay không, nếu tăng thì tăng bao nhiêu. Chỉ số giá tiêu dùng CPI đã giảm liên tiếp từ mức đỉnh 9.1% về 4 % và tiếp tục được dự báo sẽ giảm còn 3.6% vào ngày 12/7 tới. Thế nhưng tại sao Fed, mặc dù đã tạm dừng tăng lãi suất vào kỳ họp tháng 6 nhưng lại đưa ra những quan điểm hết sức diều hâu. Điều này gây nên một tâm lý lưỡng lự cho các nhà đầu tư. Gần như rất khó để nhận diện được điều thực sự Fed muốn thực hiện là gì, vậy nên hiện tại rất khó để nhận diện được xu hướng giá của các loại tài sản. Tuy nhiên chúng ta có thể xem xét một số luận điểm tham khảo sau đây. Việc Fed liên tục thay đổi lãi suất làm ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư. Nhằm xoa dịu tâm lý các trader, vào tháng 7/2023, XM tung ra chương trình SIÊU KHUYẾN MÃI – tặng khoản tiền thưởng lên đến 500$.

Để có thể tham gia vui lòng thực hiện theo quy trình hướng dẫn sau đây

Bước 1:  Đăng ký tài khoản thực XM tại đây

(Nếu bạn đã có tài khoản thì có thể bỏ qua bước này)

Bước 2: Trong Khu vực thành viên, bạn bấm nạp tiền vào tài khoản, tiền thưởng sẽ tự động được cộng vào tài khoản*.

(*Lưu ý: chương trình áp dụng có áp dụng Điều kiện & Điều kiện liên quan)

Thị trường Mỹ đã kỳ vọng điều gì trong quá khứ.

Trong khoảng 10 tháng vừa qua, chỉ số chứng khoán Mỹ tăng cao, đặc biệt là chỉ số Nasdaq với những hỗ trợ từ thông tin về các doanh nghiệp được hưởng lợi từ công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo AI. Khi chỉ số chứng khoán tăng, nó cho thấy thị trường kỳ vọng vào một nền kinh tế bước vào chu kỳ tăng trưởng. Tuy nhiên cũng trong 10 tháng đó, Vàng – loại tài sản trú ẩn cũng tăng, thể hiện sự lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế có thể xảy ra. Thời gian này cũng đánh dấu sự suy giảm giá trị của đồng USD khi lạm phát (CPI) suy giảm mạnh từ mức đỉnh 9.1%, và thị trường kỳ vọng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất.

Kỳ vọng đấy đã được đáp ứng hay chưa?

Một nền kinh tế có thể bước vào chu kỳ tăng trưởng nếu như có những dấu hiệu sau đây:

  • Giá cả ổn định
  • GDP tăng dần

Gía cả đã ổn định hay chưa?

Chỉ số CPI hiện nay là 4%, nó thể hiện sự suy giảm rõ rệt, có thể nói so với thời điểm tháng 6/2022 (9.1%) thì có thể thấy giá cả ổn định hơn rất nhiều. Tuy nhiên sự suy giảm này được tác động mạnh mẽ từ hai mặt hàng là Năng lượng và Lương thực. Dầu đã giảm từ hơn 120$ về mức hiện tại là 70$/thùng. Tương tự là Lúa Mì và Ngô, hai mặt hàng nông sản đã giảm xuống dưới cả mức giá trước cuộc chiến Nga – Ukraine. Với biên độ giao động mạnh, 2 loại hàng hoá này khiến cho độ tin cậy của CPI không thật sự cao. Nó gần như chỉ có tác động trong ngắn hạn bởi yếu tố tâm lý thị trường. Trong khi điều FED quan tâm lại là tình hình tiêu dùng tại Mỹ có giảm hay không.

Chỉ số CPI lõi (loại bỏ 2 mặt hàng Năng lượng và lương thực) hiện vẫn ở mức 5.3%. Điều này cho thấy giá cả chưa thể gọi là ổn định. Fed quan tâm thật sự đến tiêu dùng cá nhân. Chúng ta có chỉ số PCE (Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân) hiện đang ở mức 4.1%. Cho thấy mức chi tiêu trong dân khá cao.

Chưa nói đến, Core PCE. Chỉ số giá cốt lõi cho chi tiêu, tiêu dùng cá nhân ở Hoa Kỳ, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, đã tăng 4,9% hàng năm trong quý đầu tiên của năm 2023, so với ước tính thứ hai là tăng 5%, sau mức tăng 4,4% trong quý trước Giai đoạn. Đó là mức tăng mạnh nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2022.

Chính sách tăng lãi suất của Fed có hiệu quả không?

Một nền kinh tế giá cả không ổn định, lượng tiêu dùng mạnh nhưng nguyên nhân là do quá nhiều lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Điều này cho thấy đến thời điểm hiện tại, Fed có thể gọi là đã thất bại về chính sách tiền tệ. Đây chính là lý do Fed vẫn rất diều hâu trong các phát biểu của mình.

Sức khỏe nền Kinh tế Mỹ như thế nào?

Nhìn vào chỉ số GDP, gần như không có sự đột phá nào cho nền kinh tế Mỹ. Điều thật sự trớ trêu đó là, thị trường lao động tốt lên, việc làm được tạo ra nhiều và tỷ lệ thất nghiệp thấp lại chính là nhân tố cản trở mục tiêu đưa giá cả trở về mức ổn định. Hay nói trắng ra là Thị trường lao động tốt chính là cản trở Fed đưa lạm phát về mức 2%.

Tỷ lệ thất nghiệp ổn định từ 2022 đến nay, nó tương đồng với chỉ số này trước đại dịch năm 2020.

Điều tương tự cũng xảy ra với chỉ số việc làm Nonfarm:

Kết luận:

Có vẻ như, để có thể đạt mục tiêu ổn định giá cả, Fed không còn cách nào khác phải tiếp tục tăng lãi suất, nhằm hạn chế nguồn cung tiền lưu thông ngoài nền kinh tế. Vậy nên xu hướng dài hạn của USD vẫn sẽ là tăng, thị trường Chứng khoán đã bắt đầu bước vào giai đoạn phân phối. Như vậy trong tháng 7 này, mấu chốt là chỉ số thị trường lao động được công bố vào thứ 6 ngày 7.7 có thể tạo ảnh hưởng đến quyết định của Fed vào ngày 27.7. Tuy vậy, bản thân mình đánh giá, dù chỉ số Nonfarm có giảm đi, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, kịch bản này cũng chỉ có thể hỗ trợ Fed dừng tăng lãi suất thêm 1 lần nữa vào cuối tháng 7 chứ không thể dừng tăng lãi suất. Mục tiêu lạm phát 2%, ổn định giá cả có thể nói là còn quá xa với Fed. Kịch bản này xảy ra, Vàng có thể có nhịp tăng trở lại mức 1980-1985. Nhưng nếu như chỉ số mà tốt, việc làm tạo ra nhiều và tỷ lệ thất nghiệp giảm thì gần như báo hiệu Fed sẽ tăng tối thiểu 0.25% lãi suất là chắc chắn, dòng tiền sẽ đổ vào mua USD, Vàng có thể giảm về mức hỗ trợ 1880-1885.

Đừng quên rằng, nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất, mối lo ngại về một cuộc suy thoái cận kề hơn. Điều này có thể thúc đẩy sự bán tháo trên thị trường chứng khoán, và có thể cả Vàng và USD đều được ưu tiên mua. Tóm lại thị trường tháng 7 này sẽ ra sao, gần như phụ thuộc vào kết quả chỉ số thị trường lao động vào cuối tuần này. Tháng 7 này cũng có thể coi là tháng có tính chất xoay chiều, chỉ số kinh tế tháng này có thể tạo ra một chu kỳ mới của giá. Khuyến nghị các nhà đầu tư theo dõi sát sao chỉ số kinh tế tháng này.

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch tài chính có mức độ rủi ro cao đối với vốn của bạn và bạn chỉ nên giao dịch với số tiền mà bạn có thể mất. Giao dịch tài chính có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan và tìm kiếm lời khuyên độc lập nếu cần. Tất cả các tài liệu trên trang CSGVN.COM của chúng tôi chỉ nhằm các mục đích tổng hợp tài liệu/cung cấp thông tin và không bao gồm cũng không được coi là bao gồm các tư vấn tài chính, đầu tư, giao dịch, khuyến nghị giao dịch, một lời chào mời, hoặc là một sự xúi giục giao dịch các sản phẩm tài chính.

Tham gia cộng đồng của CSG Group
   

→Hướng dẫn mở một tài khoản XM

→Hướng dẫn mở thêm tài khoản giao dịch hoặc chuyển đổi tài khoản thuộc CSGVN